Thức Ăn Cho Cá: Những Hướng Đi Mới Trong Tương Lai
Trong ngành nuôi trồng thủy sản, tùy thuộc vào từng đối tượng nuôi, tỉ trọng của thức ăn cá chiếm vào khoảng 50 - 80% của tổng chi phí cấu thành sản phẩm. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà sảu xuất thức là cho ra đời những loại thức ăn hướng đến bền vững cũng như giá thành thấp tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Tiềm năng từ ngành sản xuất thức ăn cá
Thị trường thức ăn chăn nuôi cả nước hiện nay có khoảng 404 cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản (thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung và nguyên liệu sản xuất thức ăn), rải rác khắp các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai, Long An. Số lượng sản phẩm được cấp phép lưu hành hiện nay vào khoảng 8.000 sản phẩm bao gồm: khoảng 3.000 sản phẩm thức ăn hỗn hợp, 5.000 sản phẩm thức ăn bổ sung và nguyên liệu thức ăn
Ngoài ra thức ăn cho nuôi biển đến từ nguồn trong nước và nhập ngoại. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ nuôi cá biển phần lớn được nhập khẩu. Thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế, phụ phẩm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng khá phổ biến trong nuôi biển, đặc biệt thức ăn cho cá và tôm hùm.
Xu hướng hiện đại hóa
Hiện đại hóa ngành sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy ản cũng như xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp hệ số thấp cho tất cả những đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực trên cơ sở sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương là xu hướng tất yếu. Xu hướng này phù hợp với bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại, kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó, tranh thủ các kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý để chủ động xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản gắn với vùng nguyên liệu bột tôm, bột cá để hoàn thiện hệ thống liên hoàn nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tối đa hóa lợi nhuận trong chuỗi giá trị
Kết hợp với các viện, trường, công ty nghiên cứu và sản xuất các loại thức ăn viên nổi cho các đối tượng như cá lóc, cá rô phi, tôm càng xanh với giá thành phù hợp, đảm bảo nuôi trồng có hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh xây dựng nhà máy thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi tôm nước lợ.
Rất nhiều công ty đang đi theo hướng nghiên cứu sử dụng nguyên liệu khác để thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn và đã có những thành công bước đầu. Như vậy, sẽ giảm sự lệ thuộc và bị động dẫn đến thiếu tính ổn định trong sản xuất.
Hiện nay De Heus có 4 nhà máy thủy sản đặt tại Vĩnh Long, Bạc Liêu và Hải Phòng. Ngoài ra, De Heus còn đầu tư xây dựng trung tâm thực nghiệm R&D để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến công thức cũng như kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Trung tâm còn là nơi để huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật nuôi, cũng như phục vụ cho việc thử nghiệm sản phẩm.
De Heus tự tin đáp ứng tốt những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Qua việc đạt được chứng chỉ an toàn chất lượng ISO 22000 và GlobalG.A.P, De Heus đã từng bước quy chuẩn hóa dây chuyền sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với mong muốn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chất lượng quốc tế.