Góc Nhìn Toàn Cầu Về Thúc Đẩy Tiến Bộ Từ Đơn Vị Kinh Doanh Tại Đông Âu Và Châu Phi
De Heus luôn nỗ lực cung cấp giải pháp phù hợp cho vô vàn thách thức khác nhau mà người chăn nuôi phải đối mặt trên toàn thế giới. Anh Witold Obidziński và Theo Smalbraak đã có những chia sẻ về các vấn đề bền vững và phát triển trọng yếu ở những khu vực họ đang quản lý.
De Heus đã khởi đầu ở khu vực của các anh như thế nào?
Witold: “Khi Phần Lan mở cửa kinh tế thị trường đầu những năm 1990, chính phủ đã đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu nông phẩm hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, ngành nông nghiệp Phần Lan vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, người chăn nuôi nước này có kì vọng làm việc với các công ty quốc tế hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chăn nuôi ở Tây Âu.
Koudijs khởi đầu ở Phần Lan thông qua các hoạt động xuất khẩu. Khi nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng, chúng tôi đầu tư vào nhà máy sản xuất thức ăn nội địa đầu tiên vào năm 1998.”
Theo: “Tại hầu hết các thị trường ở châu Phi, De Heus đều bắt đầu bằng con đường xuất khẩu. Bàn đạp đầu tiên của chúng tôi là Ai Cập, bắt đầu từ hơn hai thập kỷ trước. Sau khi thiết lập mạng lưới đối tác địa phương thông qua các hoạt động xuất khẩu, chúng tôi xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên vào năm 2003.
Một số quốc gia như Ghana hay Bờ Biển Ngà có tham vọng chuyển đổi từ nhập khẩu nguyên liệu thô, trứng và gà con sang sản xuất nôi địa. Đây là lí do tại sao chúng tôi cũng đang cân nhắc việc đầu tư thêm vào các hoạt động chuỗi trong nước.”
Những đặc điểm chính trong thị trường của các anh là gì?
Witold: “Tôi nghĩ Theo sẽ đồng tình với tôi rằng khó mà chỉ ra được đặc điểm chính của thị trường do chúng đang phát triển với tốc độ khác nhau. Ở Đông Âu, có những thị trường rất lâu đời với trang trại hiệu suất cao và công ty quốc tế đầu tư vào các mắt xích xuyên suốt chuỗi giá trị, nhưng cũng có những thị trường không ở cùng cấp độ đó. Đặc biệt ở phía Tây bán đảo Balkan, nơi người nông dân và ngành nông nghiệp đang tái thiết chuỗi giá trị sau nhiều giai đoạn bất ổn chính trị.
Là đơn vị quốc tế duy nhất tại những thị trường này, chúng tôi đang có thể trở thành đối tác năng động trong việc phát triển bền vững. Chúng tôi đang có những bước đi tương tự như ở Phần Lan nhiều năm trước: mang đến cho người chăn nuôi các giải pháp thức ăn chất lượng cao, giới thiệu các tiêu chuẩn chăn nuôi, kiến thức chuyên sâu về an ninh sinh học và sức khoẻ vật nuôi để giúp họ chuyên nghiệp hoá.”
Theo: “Các thị trường ở châu Phi cũng khác nhau về quy mô và mức độ trưởng thành. Chuỗi giá trị ở Nam Phi đã phát triển hoàn thiện, người chăn nuôi đang sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, ở các nước như Ghana, thị trường vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào thức ăn chăn nuôi, trứng và gà con nhập khẩu. Chúng tôi để ý rằng các đơn vị nội địa thường “tranh thủ” những lần khan hiếm hàng nhập khẩu để tăng giá. Điều này khiến chi phí sản xuất của người chăn nuôi bị đội lên, làm giá đạm động vật trên thị trường tăng cao.
Nhờ đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, chúng tôi có thể trực tiếp tiếp cận và mang đến cho người chăn nuôi thức ăn có giá hợp lý hơn. Chưa kể đến việc cắt được thuế quan và chi phí vận chuyển. Khi đó người nông dân không cần mất sức tham gia “trò chơi thương mại” để tập trung đầu tư vào quản lý trang trại và nâng cao chất lượng sản xuất. Chất lượng sản phẩm càng cao, giá bán càng tốt, người chăn nuôi càng có nhiều thu nhập và cuộc sống ổn định hơn. Khi xuất hiện “nút thắt cổ chai” trong chuỗi giá trị, chúng tôi sẽ cân nhắc đầu tư vào mắt xích khác. Tại Ghana, chúng tôi đang xây dựng trại giống bố mẹ và một nhà máy ấp trứng để giúp người chăn nuôi tiếp cận được gà con một tuổi hướng trứng.”
Những thách thức bền vững chính ở khu vực của các anh là gì, và các anh thúc đẩy quá trình phát triển bền vững ra sao?
Theo: “Dân số châu Phi được dự đoán sẽ tăng phi mã, kéo theo đó là nhu cầu đạm động vật an toàn nhưng giá cả phải chăng. Thách thức lớn nhất để đạt được điều đó là nguyên liệu thô khan hiếm và giá cả biến động cực lớn. Chỉ trong một năm, giá đậu nành ở Ethiopia đã tăng gấp ba. Đây là yếu tố lớn cản trở sự phát triển của người chăn nuôi và toàn bộ ngành. Vì lý do đó, chúng tôi cũng đầu tư vào các dự án chuỗi giá trị địa phương để giúp người nông dân trồng hoa màu cải thiện năng suất. Bởi có những lúc họ chỉ sản xuất được 1/5 năng suất khả thi. Ở Ghana, chúng tôi thực hiện dự án này với một doanh nghiệp cộng đồng cung cấp hạt giống chất lượng cao, giới thiệu công nghệ hiện đại và cho người nông dân mượn máy móc chất lượng để sử dụng trên trang trại.”
Witold: “Thời giá nguyên liệu thô biến động làm người chăn nuôi khó dự đoán được kết quả tài chính và đưa ra kế hoạch kinh doanh lâu dài. Đối với chúng tôi, phân chia lợi nhuận đồng đều xuyên suốt chuỗi giá trị là việc cơ bản cần làm để phát triển bền vững và có trách nhiệm – không chỉ riêng với người chăn nuôi châu Phi hay Đông Âu, mà trên toàn thế giới.”
“Một thách thức khác mà khách hàng của chúng tôi phải đối mặt là dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm và tả lợn châu Phi. Dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt là với Phần Lan bởi nước này là quốc gia dẫn đầu về sản xuất gia cầm ở châu Âu, xuất khẩu hơn 50% sản lượng sản xuất. Thách thức liên quan đến dịch bệnh thậm chí trở nên phức tạp hơn vì các thị trường châu Âu ngày càng yêu cầu khắt khe về sản phẩm không sử dụng kháng sinh trong quá trình sản xuất. Ngoài hỗ trợ tại trang trại, chúng tôi cung cấp cho người chăn nuôi kiến thức về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm qua các chương trình đào tạo của mình.”
Hai anh đều đề cập đến tình trạng khan hiếm của nguyên liệu thô. Kiến thức và kinh nghiệm trên toàn hệ thống De Heus hỗ trợ hộ chăn nuôi ra sao trong khu vực của các anh?
Theo: “Việc hợp tác với bộ phận Phát triển Công thức trung tâm của Tập đoàn ở Hà Lan mang đến nhiều lợi ích cho các đơn vị kinh doanh ở châu Phi của chúng tôi. Họ giúp mọi đơn vị sản xuất thức ăn của De Heus trên thế giới tối ưu hóa công thức thức ăn cho từng loại vật nuôi dựa vào nhu cầu cụ thể của từng đơn vị và nguyên liệu thô nội địa có sẵn. Nếu một loại nguyên liệu không có sẵn, chuyên viên phụ trách ở từng nước sẽ làm việc với phía Hà Lan để phát triển công thức mới sử dụng nguyên liệu thay thế. Cách tiếp cận này giúp đảm bảo thức ăn có chất lượng và giá trị dinh dưỡng đồng nhất.”
Witold: “Bộ phận này chính là vũ khí bí mật của công ty chúng tôi! Cơ sở dữ liệu của họ chứa đựng kiến thức và kinh nghiệm từ khắp mọi nơi trên thế giới. Nó cũng cho thấy việc trao đổi kiến thức giữa các nước đang dần trở thành quá trình hai chiều qua lại.”
Theo: “Lấy cảm hứng từ nền kinh tế tuần hoàn của Hà Lan, chúng tôi đang nghiên cứu sử dụng phụ phẩm trong thức ăn của mình tại châu Phi, ví dụ như phụ phẩm từ nhà máy sản xuất bia ở Ethiopia và các tiệm bánh ở Nam Phi. Việc này không chỉ ngăn ngừa lãng phí các chất dinh dưỡng có giá trị mà còn hỗ trợ khi chúng tôi thiếu hụt nguyên liệu thô.”
Witold: “Việc chuyển đổi phụ phẩm thành giải pháp bền vững rất tiềm năng. Do chỉ riêng tại châu Âu đã có hơn 150 triệu tấn thức ăn bị lãng phí mỗi năm rồi. Hiện tại, các cơ sở sản xuất của chúng tôi ở Phần Lan sử dụng phụ phẩm cho thức ăn cho heo dạng lỏng. Với thị phần của mình ở phân khúc thị trường này, chúng tôi có thể tác động đáng kể tới việc ngăn chặn các chất dinh dưỡng có giá trị bị lãng phí.”