Lượng Thức Ăn Thô Xanh Có Đủ Cung Cấp Cho Bò Không?
Nếu cung cấp đủ thức ăn thô xanh chất lượng tốt, bò sẽ khỏe mạnh và cho sản lượng sữa cao. Để hiểu rõ thêm về lượng thức ăn cung cấp cho bò có đủ hay không, trước hết người chăn nuôi cần hiểu rõ về tầm quan trọng của một số chất dinh dưỡng như sau:
Lượng vật chất khô
Vật chất tươi = vật chất khô + nước
Protein và năng lượng
- Protein và năng lượng là các chất dinh dưỡng thiết yếu để bò sữa duy trì, tăng trưởng và sản xuất sữa
- Chất đạm và năng lượng có trong vật chất khô và thường được biểu thị bằng các đơn vị như sau:
Chất đạm : % protein thô tính theo vật chất khô
Năng lượng : MJ/kg chất khô
Một vài thức ăn thô xanh có chứa nhiều đạm và năng lượng trong chất khô hơn những loại thức ăn thô xanh khác.
Thức ăn thô xanh |
Vật chất khô (%) |
Đạm thô (%) |
Năng lượng trao đổi (MJ) |
Cỏ voi |
14 – 17% |
6 – 9% |
7 – 8 MJ |
Cỏ voi lai VA06 |
14 – 18% |
7 – 9% |
7 – 8 MJ |
Cỏ lông Para |
17 – 24% |
10 – 13% |
7 – 8 MJ |
Cỏ xả |
19 – 27% |
10 – 14% |
8 – 9 MJ |
Cỏ Mulato 2 |
18 – 22% |
11 – 15% |
8 – 9 MJ |
Yến mạch |
14 – 19% |
15 – 18% |
7 – 9 MJ |
Cỏ Úc lai |
14 – 22% |
12 – 17% |
7 – 9 MJ |
Thân bắp tươi |
18 – 29% |
9 – 14% |
7 – 9 MJ |
Thân bắp nguyên trái |
22 – 28% |
8 – 11% |
9 – 11 MJ |
- Chất xơ
Dạ cỏ cần đủ chất xơ để hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu cho ăn quá nhiều chất xơ thì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Để quá trình tiêu hóa và dạ cỏ hoạt động tốt thì khẩu phần bò sữa phải có hàm lượng chất xơ tối thiểu 28% tính theo vật chất khô.
- Cỏ già có nhiều chất xơ hơn cỏ non!
- Thân có nhiều chất xơ hơn lá!
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
Hàm lượng đạm và năng lượng trong thức ăn thô xanh biến động rất lớn, tùy thuộc vào những nhân tố như giống cỏ, độ phì nhiêu của đất, khí hậu, mùa vụ và thời điểm cắt v.v…
Vì vậy, các số liệu trong bảng thống kế trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Điều quan trọng là người chăn nuôi cần hiểu rõ vật chất khô là gì, đạm thô là gì và năng lượng là gì và dựa trên biểu hiện của gia súc để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp.
Lượng thức ăn cung cấp cho bò
Bò cần nhiều thức ăn thô xanh mỗi ngày. Vì vậy, chúng ta cần ước tính chính xác lượng thức ăn thô xanh mà trại có thể sản xuất.
Năng suất cỏ phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất và biện pháp quản lý, chăm sóc (tưới nước, bón phân…)
Bảng dưới đây liệt kê năng suất trung bình của một số giống cỏ:
Cỏ |
Số lứa cắt |
Sinh khối tươi |
Hàm lượng vật chất khô (%) |
Năng suất vật chất khô (tấn/ha) |
Năng suất đạm thô (tấn/ha) |
Cỏ voi |
7 |
250 |
16% |
40 |
2.8 |
Cỏ voi lai VA06 |
7 |
300 |
16% |
48 |
3.6 |
Cỏ lông Para |
9 |
150 |
22% |
33 |
3.96 |
Cỏ xả |
9 |
200 |
19% |
38 |
4.9 |
Cỏ Mulato 2 |
9 |
250 |
17% |
42.5 |
5.7 |
Yến mạch |
9 |
120 |
19% |
22.8 |
2.74 |
Cỏ Úc lai |
3 |
60 |
15% |
9.0 |
1.62 |
Thân bắp tươi |
1 |
60 |
21% |
12.6 |
1.51 |
Thân bắp nguyên trái |
1 |
60 |
27% |
16.2 |
1.54 |
Nguồn: trích từ dự án bò sữa Việt - Bỉ 2009
Công thức tính:
- Sinh khối tươi = kg/m2/lứa cắt x số lứa cắt x 10000
- Năng suất vật chất khô (tấn/ha) = sinh khối tươi (tấn/ha) x hàm lượng vật chất khô (%)
- Năng suất đạm thô (tấn/ha) = năng suất vật chất khô(tấn/ha) x hàm lượng đạm thô(%)
Cỏ tốt là loại có hàm lượng đạm thô, năng lượng trao đổi, và tính ngon miệng cao! Cỏ có chất lượng tốt thường có:
- Tỉ lệ lá cao, tỉ lệ thân thấp
- Thân mềm
- Không có hoa
- Thơm ngon và có màu xanh sậm
Năng suất thực sự
Năng suất thực sự của một giống cỏ được xác định dựa vào sinh khối và chất lượng của loại cỏ đó. Một số giống có năng suất chất khô cao nhưng phần chất khô mà gia súc có thể ăn được lại thấp và do đó năng suất thực sự của giống cỏ đó là thấp. Bảng dưới đây so sánh năng suất chất khô thực sự (phàn có thể ăn được) của một số giống cỏ trông phổ biến ở Việt nam.
Cỏ |
NS chất khô trung bình (tấn/ha) |
Phần có thể ăn được (%) |
Phần chất khô có thể ăn được (tấn/ha) |
Phần chất khô không thể ăn được (tấn/ha) |
Cỏ voi |
40 |
60% |
24 |
16 |
Cỏ voi lai VA06 |
48 |
60% |
28.8 |
19.2 |
Cỏ xả |
33 |
95% |
31.5 |
1.5 |
Cỏ Mulato 2 |
38 |
95% |
36.1 |
1.9 |
Cỏ lai Úc |
42.5 |
95% |
40.4 |
2.4 |
Công thức tính:
- Phần chất khô có thể ăn được (tấn/ha) = năng suất chất khô (tấn/ha) x phần có thể ăn được (%)
- Phần chất khô không thể ăn được (tấn/ha) = năng suất chất khô (tấn/ha) – phần chất khô có thể ăn được (tấn/ha)