Hoàn toàn được. Kết quả nuôi vẫn đạt về sức phát triển, năng suất đẻ, chất lượng trứng, tỉ lệ có phôi… nhưng phải quan tâm các điểm sau:
+ Sân chơi vịt phải đủ rộng (1 con/2m2) nền chuồng cao, đất sân hút nước nhanh tránh làm vịt có lông dơ (bết lông) sẽ lớn chậm, đẻ kém.
+ Nên có cây trên sân để vịt trú nắng, lưu ý không có quá nhiều cây sẽ làm sân lâu khô sau khi có mưa.
+ Nên nuôi kết hợp ao cá (lưu ý nguồn nước ra vô ao) sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư chuồng trại.
+ Kiểm soát nguồn nước (đây là ưu điểm so với chăn nuôi dạng ao là kiểm soát được nguồn nước).
Nhận định trên là chưa đúng. Do vịt con mới nở còn rất yếu và các bộ phận trên cơ thể chưa hoàn chỉnh. Khi bỏ vịt vào nguồn nước sẽ gây các tác động tiêu cực như:
- Vịt bị nhiễm lạnh (thận vịt con mới nở chưa hoạt động)
- Cuống rốn chưa khép chặt hoàn toàn, là cơ hội để các vi sinh trong nước xâm nhập, gây viêm rốn,viêm ruột, tiêu chảy,...
Gà, vịt, cút con cần phải sưởi trong giai đoạn đầu. Nhất là vịt con lại càng cần thiết nhưng thời gian sưởi lại không dài như ở gà, cút con (2-3 tuần) vì vịt con mới nở thận chưa hoàn chỉnh nên khả năng duy trì thân nhiệt rất kém và cần giữ ấm trong 3 ngày đầu, sau đó thận sẽ hoàn thiện. Tổng thời gian úm vịt nên tối thiểu 5 ngày nếu không vịt con sẽ phát triển chậm dẫn đến vịt thịt lớn không đều và vịt hậu bị sau này sẽ không đẻ vào cùng thời điểm, năng suất đẻ không cao.
Ngày mới nở, gà vịt con rất yếu và đường ruột lại càng mong manh. Hệ thống nhung mao chưa phát triển đầy đủ mà sinh khối hệ vi sinh đường ruột chưa bao nhiêu. Nếu dùng kháng sinh thì kháng sinh sẽ tiêu diệt hoặc làm cản trở sự phát triển của hệ vi sinh có lợi này, qua đó làm suy yếu (chức năng tiêu hoá thức ăn) khả năng phòng vệ tự nhiên đường ruột làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của gia cầm non.
Do đó, ngày đầu tiên không nên dùng bất cứ loại kháng sinh nào mà chỉ nên dùng vitamin C (chống stress), điện giải (giúp hấp thu nhanh, chống mất nước), glucose (giúp thú khỏe, tạo năng lượng, ổn định thân nhiệt khi chưa ăn được gì).
Sang ngày thứ hai thì có thể dùng kháng sinh. Vào mùa mưa bão, dùng kháng sinh phòng chống bệnh hô hấp trước trong vòng 3 ngày, sau đó dùng kháng sinh phòng chống bệnh đường ruột trong 3 ngày.
Vịt con mới nở phải có nước sẵn sàng cho uống ngay, tránh tình trạng mất nước trầm trọng (vịt mất nước nhanh hơn gà gấp 3 đến 5 lần). Khi thấy đàn vịt con khoẻ mạnh (tiếng kêu to rõ và chạy nhảy nhiều) thì cho ăn ngay, không cần thiết phải đợi sau 3-4 giờ hay một buổi mới cho ăn.
Ngoài ra, phải dùng đúng chủng loại cám khuyến cáo của nhà sản xuất: cám dùng cho vịt con từ 1 ngày tuổi. Nên chia nhỏ lượng thức ăn, cho ăn 8 lần/ngày trong tuần đầu, sau đó giảm dần theo thời gian úm (3 lần/ngày từ tuần thứ 3 trở đi). Việc cho ăn nhiều lần làm kích thích tính thèm ăn, cám luôn tươi mới và không rơi vãi gây lãng phí.
Tùy theo nhu cầu khai thác (lấy thịt, lấy trứng,...) sẽ có chế độ ăn khác nhau:
- Nuôi xuất thịt: cho ăn tự do.
- Nuôi lấy trứng: từ tuần thứ 4 trở đi phải cho ăn theo định mức (quy định từng tuần) để kiểm tra, theo dõi thể trọng.
Hiện nay ở Việt Nam có các dòng vịt chuyên trứng như: vịt tàu (vịt cỏ), vịt siêu trứng Khaki Campell và vịt siêu trứng CV 2000, vịt Siêu Cò cổ dài Trung Quốc. Hai dòng vịt Khali Campell và CV 2000 có nguồn gốc từ vương quốc Anh. Ngoài ra, còn có các dòng vịt đẻ địa phương như vịt bầu, vịt bạch tuyết.
Trong đó, giống vịt Siêu Cò cổ dài Trung Quốc và Khaki Campell (một số địa phương gọi là vịt Mốc) là 2 giống vịt được nuôi phổ biến nhất hiện nay, do 1 số ưu điểm sau:
- Vịt siêu Cò Cổ dài Trung Quốc: năng suất cao, khai thác bền, sức đề kháng cao và khả năng đi đồng tốt.
- Vịt Khaki Campell: năng suất cao, chất lượng trứng tốt (trọng lượng trứng cao), sức đề kháng tốt.